Bất động sản 24h: Hệ lụy sau sốt đất “ảo”

Chia sẻ tin này:

CafeLand – Lại ‘thổi’ đất Bình Dương, Bình Phước; Kon Tum cảnh báo tình trạng chuyển nhượng nhà, đất trái quy định; Liên tục đề xuất loạt dự án nghìn tỷ, FLC của ông Trịnh Văn Quyết có hiện thực hóa… là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.

Lại ‘thổi’ đất Bình Dương, Bình Phước

Bắt đầu từ ngày 21-3, dọc hai bên đường ĐT 753, hàng trăm “cò đất”, nhân viên môi giới bất động sản đứng thành từng nhóm, có nhóm còn xếp bàn, ghế ngồi bên lề đường chào mời mua đất. Hàng loạt khu đất vốn là đất nông nghiệp diện tích hàng hécta đã được san phẳng, cắm cọc phân thành các lô nhỏ rao bán.

Nguyễn Anh T., một môi giới bất động sản, cho biết ngay khi có thông tin trên báo chí về việc sẽ xây cầu Mã Đà, sáng sớm 21-3, T. cùng một nhóm bạn từ Bình Dương lên “nằm vùng” tại khu vực này và chỉ trong ngày đầu, T. “lướt sóng” kiếm được hơn 1 tỉ đồng (?!). Theo T., cơn sốt đất ở đây diễn ra chóng vánh trong khoảng 4 ngày. Giá đất ngày 21-3 khoảng 100 triệu đồng/m ngang với chiều dài từ 50-100 m, đến ngày thứ 4 đã tăng vọt lên 250-300 triệu đồng, hiện vào khoảng 300-350 triệu đồng, tùy khu vực

Kon Tum cảnh báo tình trạng chuyển nhượng nhà, đất trái quy định

UBND thành phố Kon Tum yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố; UBND các xã, phường khuyến cáo đến cán bộ công chức, viên chức, người dân trên địa bàn mình quản lý nâng cao tinh thần cảnh giác trước các hình thức tư vấn, môi giới, dịch vụ bất động sản nhưng chưa rõ thông tin tránh gây thiệt hại về tài sản cho bản thân.

Khi có nhu cầu thông tin, giao dịch về nhà đất, đề nghị người dân liên hệ các cơ quan chức năng (Tổ tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND-UBND thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố hoặc UBND xã, phường nơi có đất) để tìm hiểu kỹ thông tin quy hoạch, tính pháp lý của thửa đất đang quan tâm và được hướng dẫn về thủ tục mua bán nhà, đất theo đúng quy định của pháp luật đất đai để hạn chế thấp nhất các rủi ro, tránh bị lừa gạt, phát sinh tranh chấp, vi phạm pháp luật cho người nhận chuyển nhượng bất động sản khi tiến hành giao dịch..

Nhiều nhà phát triển dự án bất động sản ngồi trên lửa…

Thông tin Chi cục thuế TP. Thủ Đức, (Cục thuế TP.HCM) cưỡng chế truy thu gần 5.500 tỷ đồng tiền thuế, trong đó chủ yếu là khoản tiền thuê đất, tiền sử dụng đất của một dự án trên địa bàn triển khai từ năm 2017 đã khiến nhiều doanh nghiệp địa ốc khác lo lắng.

Vấn đề đầu tiên, theo lãnh đạo một doanh nghiệp, chưa rõ cơ quan nhà nước sử dụng phương pháp nào để định giá tiền sử dụng đất của dự án nói trên. Theo quy định, có 5 phương pháp định giá đất gồm so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư và hệ số điều chỉnh. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh sẽ thuê tổ chức tư vấn áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp để tư vấn xác định giá đất cụ thể trước khi quyết định truy thu..

GDP quý 1 tăng 5,03%

Theo Tổng cục Thống kê, GDP Việt Nam tăng 5,03% trong quý 1/2022. Cụ thể, tốc độ tăng GDP quý 1 đã vượt mức 4,72% của quý 1/2021 và 3,66% của quý 1/2020, nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của quý 1/2019.

Theo cơ quan thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý 1/2022 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành tăng 7,07% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,79%; sản xuất và phân phối điện tăng trưởng ổn định; ngành khai khoáng tăng trưởng dương chủ yếu do khai thác than và quặng kim loại tăng

Liên tục đề xuất loạt dự án nghìn tỷ, FLC của ông Trịnh Văn Quyết có hiện thực hóa?

Từ đầu năm 2022, Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết liên tục đề xuất đầu tư loạt dự án quy mô “khủng” ở nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước. Liệu những dự án này có được hiện thực hóa với tình hình tài chính hiện tại và những lùm xùm liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết gần đây?

Hiện FLC đang xúc tiến pháp lý khoảng 300 dự án trên hơn 40 tỉnh thành cả nước và tiếp tục mở rộng quỹ đất từ Bắc vào Nam. Trong năm 2022, FLC đặt mục tiêu xúc tiến pháp lý để chính thức triển khai gần 25 dự án mới tại nhiều tỉnh thành như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Gia Lai, các tỉnh Tây Nguyên và Tây Nam Bộ… Trong số này, có các dự án hợp phần mới từ những đại dự án đã và đang được FLC triển khai như FLC Quảng Bình, FLC Quy Nhơn… Theo báo cáo tài chính hợp nhất của FLC, lũy kế cả năm 2021, doanh thu thuần của tập đoàn đạt gần 6.772 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 83,6 tỷ đồng, lần lượt giảm mạnh 50% và 73% so với năm 2020

Xem thêm các bài viết cập nhật xu hướng bất động sản khác tại https://batdongsanhue.info/

 

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm