Kinh nghiệm xây giếng trời trong thiết kế nhà phố hiện đại

Chia sẻ tin này:

Hiện nay nhiều người thường đưa giếng trời vào giúp lấy ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà, đồng thời giúp không khí lưu thông. Tuy nhiên, kinh nghiệm xây giếng trời nên đặt ở vị trí nào, thiết kế ra sao để thuận tiện cho sinh hoạt và hợp phong thủy? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Định nghĩa giếng trời

Khái niệm giếng trời là gì và công dụng của nó như thế nào, có nên thiết kế giếng trời không là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm khi thiết kế nhà phố đẹp hiện nay. Đây cũng là thiết kế khá phổ biến khi xây nhà. Giếng trời chính là một khoảng không gian nhỏ được thiết kế thông từ tầng 1 lên tầng mái. Giếng trời có thể thiết kế dạng thẳng đứng hoặc hơi chéo tùy theo sở thích của gia chủ hoặc phong thủy, thiết kế của ngôi nhà.

Giếng trời là gì?
Giếng trời là gì?

Tác dụng của việc thiết kế giếng trời

Việc thiết kế giếng trời trong các mẫu thiết kế nhà phố hiện đại có nhiều tác dụng.

– Lấy ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà: Với những mẫu thiết kế nhà phố nhỏ hẹp (Xem thêm: Các mẫu nhà lô phố nhỏ hẹp), nằm trong ngõ bị thiếu sáng nên làm giếng để lấy ánh sáng và giúp ngôi nhà không bị ẩm thấp, hầm bí.

– Thoáng khí: Giếng trời giúp không khí trong nhà được lưu thông, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, mang tới không gian sống thoáng đãng, thư giãn cho gia chủ.

– Tạo điểm nhấn cho ngôi nhà: Một khoảng không gian nhỏ xinh được chăm chút ở ngay giữa nhà sẽ là điểm nhấn độc đáo và thu hút. Tăng tính thẩm mỹ, sự tinh tế cũng như phô bày được phong cách, “gu” của gia chủ.

Tác dụng của thiết kế giếng trời
Tác dụng của thiết kế giếng trời

Nhược điểm khi xây giếng trời

– Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng việc xây giếng trời cũng có những nhược điểm khác như khả năng cách âm kém vì có lỗ thông trên mái. Nếu gia đình ở gần phố thì sẽ bị ồn ào.

– Nếu thiết kế giếng không có mái che dễ phát sinh các vấn đề liên quan đến cấp thoát nước ở đáy giếng hoặc mưa nắng dễ làm hỏng tường hoặc các vật dụng xung quanh giếng.

– Nên hạn chế đồ trang trí ở khu vực giếng trời vì dễ gây đổ vỡ do hút gió. Ngoài ra khu vực hành lang, cầu thang xung quanh giếng cũng cần được thiết kế lan can chắc chắn, tránh xảy ra tai nạn.

– Với những căn nhà không bị giới hạn mặt tiền, đủ sáng thì việc thiết kế giếng trời sẽ dẫn đến chói, lóa. Do đó, trong trường hợp này không nên làm giếng.

Nhược điểm trong thiết kế giếng trời
Nhược điểm trong thiết kế giếng trời

Kinh nghiệm thiết kế nhà phố hiện đại kết hợp giếng trời

Để có giếng trời phát huy tối đa công năng của nó trong nhà thì chúng cần được đặt đúng vị trí, có diện tích thiết kế phù hợp với tổng diện tích ngôi nhà hoặc trang trí, thiết kế hợp phong thủy, đẹp mắt.

Kinh nghiệm xây giếng trời phải chú ý đến vị trí

Tốt nhất bạn nên đặt giếng trời ở giữa nhà để ánh sáng được tỏa đều khắp nhà. Vị trí ở giữa cũng là khoảng không gây ấn tượng nhất, là cách để tạo sự chú ý và thu hút nhất với khách ghi ghé thăm nhà. Tuy nhiên cũng nên cân đối với diện tích thiết kế các phòng cho phù hợp để tối ưu công năng và diện tích sử dụng, tránh gây hỏng nội thất và đồ dùng trong nhà. Bên cạnh đó, có thể tùy theo tuổi, mệnh của gia chủ để đặt giếng trời ở hướng Đông, Tây, Nam hay Bắc.

Diện tích xây giếng trời cân xứng với diện tích ngôi nhà

Diện tích xây giếng trời phải cân đối với tổng diện tích ngôi nhà để không bị thiếu sáng, nhưng cũng không chiếm quá nhiều diện tích khiến các không gian khác bị thu hẹp hoặc gây quá sáng. Nếu không có chuyên môn và kinh nghiệm bạn nên thuê thiết kế kiến trúc để được tư vấn và lên phương án bố trí phù hợp.

Với kinh nghiệm thiết kế nhà phố chuyên nghiệp của mình, các kiến trúc sư sẽ tư vấn và đưa ra kích thước của giếng trời một cách hợp lý nhất.

Nên trang trí tiểu cảnh sân vườn gì ở giếng trời?

Cũng chính mục đích là tạo điểm nhấn và không gian thoáng đãng cho ngôi nhà mà giếng trời chính là nơi để gia chủ thể hiện tình yêu thiên nhiên cũng như gu thẩm mỹ của mình.

Để có một mẫu giếng trời đẹp trong nhà, bạn cần trang trí thêm phần đỉnh giếng cũng như đáy giếng, thân giếng. Có thể làm mái kính, hoa sắt để bảo vệ và hút gió ở đỉnh. Phần tường trên thân giếng có thể ốp gạch, đá trang trí theo sở thích. Phần đáy giếng có thể bố trí vườn cây mini, trồng cây cảnh, rải gạch sỏi hoặc thiết kế bể cá, hồ sen nhân tạo…

Tuy nhiên, trước khi quyết định làm gì, treo gì bạn nên cân nhắc đến hiệu quả cũng như xem có ảnh hưởng tới khả năng chiếu sáng, công năng của giếng không.

Thiết kế mái che phù hợp

Tùy theo nhu cầu và mong muốn về công năng, bạn có thể sử dụng các loại mái che giếng khác nhau. Nhưng quan trọng là phải vừa có ánh và vẫn thông gió tốt. Tránh trường hợp không tính kỹ dẫn đến thiếu sáng hoặc không thông gió gây rắc rối cho gia chủ sau này.

Thiết kế mái che phù hợp
Thiết kế mái che phù hợp

 

Xem thêm bài viết liên quan:

5 bí kíp giúp nhà san sát tràn ngập ánh sáng 

Quy trình xây nhà tối ưu chi phí cho người thiếu kinh nghiệm

Cách xây nhà khoảng 200 triệu đồng đẹp miễn chê

 

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm